Post Reply 
Nghệ thuật viết chữ sẽ mất dấu?
Author Message
maritza Offline
Moderator
*****

Posts: 41,785
Joined: Aug 2010
Post: #1
Nghệ thuật viết chữ sẽ mất dấu?
Nghệ thuật viết chữ sẽ mất dấu?

[IMG]<u>The contents of this section is only viewable by members - Please login or register to view</u>[/IMG] Login / Register

Nếu vị phụ huynh nào tẩn mẩn đọc chương trình giáo dục của niên khóa tới
từ các trường học tại Huê Kỳ sẽ thấy trên học trình những giờ "tập
viết" đã biến mất; nghĩa là thầy cô ngưng dạy môn học này.

Môn "tập viết" không kèn không trống lặng lẽ ra đi; thẳng hoặc có người
đặt câu hỏi thì nhận được những câu trả lời đại loại như viết đẹp hay
xấu đâu ăn nhậu chi đến học giỏi hay dở, đi thi đậu cao hay đậu thấp? Ta
cần chú trọng đến việc học hỏi của trẻ em, làm thế nào cho nó thu nhận
được nhiều thứ để tranh cho lại với đám trẻ chung quanh, để thi cho được
điểm cao... Tạm hiểu là việc học không còn chỉ để mở mang kiến thức mà
còn kèm theo mục đích khác như sinh sống, nghề nghiệp trong tương lai.
Không được dạy dỗ, trẻ em trong thế hệ Y chắc chẳng còn mấy đứa biết
"viết"?

Chữ viết, nhất là những loại chữ viết được tô nắn, tập tành để viết cho
đẹp mắt qua bao thế kỷ đã là một nghệ thuật, nhưng vào thế kỷ XXI này,
loại nghệ thuật tô điểm kia mỗi ngày một xa lạ với người trẻ tuổi nên từ
từ đi vào quên lãng.
Ngày nay, ta dùng máy điện toán hầu như trong mọi việc, từ việc làm,
việc học đến giải trí, kết thân; và người ta không còn "viết" nữa, viết
theo đúng nghĩa của việc sử dụng giấy bút, mà đánh máy, gõ bàn phím nối
liền với màn hình của máy điện toán để dùng những dòng chữ, hình ảnh
diễn đạt ý tưởng.

Chẳng mấy ai còn "viết" thư gửi theo đường bưu điện; thỉnh thoảng chỉ có
những tấm thiệp in sẵn và vài chữ viết tay để chúc mừng, chia vui, chia
buồn... Tóm tắt là cái nghệ thuật xưa cũ khi người ta còn nắn nót viết
tay từng hàng chữ đã theo thời gian mà dần dần biến mất.
Chẳng lạ là những cửa hàng bán giấy, bút, mực cũng âm thầm đóng cửa vì chẳng còn khách hàng.

Ngày xửa ngày xưa đi học, đứa trẻ tập đọc rồi tập viết, viết chữ
"thường" rồi viết chữ "in". Chữ "thường" là kiểu chữ viết với đường
thẳng, đường cong, hình tròn, hình bán nguyệt từa tựa như kiểu chữ Âu Mỹ
gọi là "cursive". Chữ "in" là kiểu chữ nhiều đường thẳng và góc nhọn
hay "block letter". Chữ "in" là kiểu chữ khác hẳn với kiểu chữ viết tay.


Kiểu chữ viết dùng nhiều đường cong hay "Cursive" theo chữ La Tinh
curro, currere, cucurri, cursum, có nghĩa là "nhanh", "liên tục"; kiểu
chữ viết thường dùng để viết thư, ghi chép. Trong ngôn ngữ Ả Rập, La
Tinh, những vần trong một chữ thường viết dính với nhau nên mỗi chữ bao
gồm nhiều đường, nét mà người viết không cần nhấc tay cho đến khi viết
xong 1 chữ. Theo Anh ngữ, "cursive" đồng nghĩa với kiểu chữ viết tay.

Chữ viết "đẹp", thư pháp, theo truyền thống Á Châu là một nghệ thuật,
nhìn chữ đoán tính ý, tâm tình con người; mỗi người một kiểu chữ viết,
khó lòng bắt chước. Nét chữ đẹp hay thanh thoát được mô tả là "rồng bay"
hay "phụng múa"; ngược lại chữ viết vụng về, xấu xí bị gọi là "gà bới"
hay ngoằn ngoèo "giun chạy". Cách mô tả này cũng được dùng để khen chê
khi ta viết chữ "quốc ngữ".

Tại Hoa Kỳ giữa thế kỷ XVIII-XIX, trước khi có máy chữ, những văn bản có
tính cách công quyền, buôn bán làm ăn như giao ước được nắn nót viết
tay; Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ, bản chính cũng như bản thảo, được
viết tay và được xem là kiểu "cursive". Người viết hay chép (thư ký đúng
nghĩa?) trải qua một thời gian huấn luyện để viết cho "đẹp" và rõ; các
văn bản trông giống như nhau theo tiêu chuẩn đặt sẵn cho vòng tròn,
đường cung bán nguyệt, kích thước của các chữ cái, chữ con, chiều cao,
chiều dài của các đường thẳng...

Đến thập niên 60 của thế kỷ trước tại đất nước này, các nhà giáo dục đã
bắt đầu lơ là với việc tập viết (cho trẻ em lớp 2 và 3), họ cho rằng
thời giờ tiêu xài vào việc nắn nót một mẫu tự xem ra phí phạm, không cần
thiết. Và kiểu chữ viết giản tiện hơn ra đời, từa tự như kiểu "italic"
trong máy điện toán ngày nay.

Vào cuối thế kỷ XX thì nhiều kiểu chữ viết tay khác xuất hiện khắp nơi,
kiểu "nghệ sĩ" viết theo cá tính, kiểu "tài tử" lập dị khác thường, kiểu
viết tháu rối mắt như toa thuốc từ bác sĩ (vừa đọc vừa đoán)... và các
kiểu chữ viết tay không còn đồng nhất hay theo một tiêu chuẩn nào nữa.

Chữ viết tay theo kiểu "cursive" tương đối khó giả mạo, ngược lại, kiểu
chữ "in" lại dễ dàng hơn, những đường vạch thẳng đứng hay ngang dễ bắt
chước hơn.

Trong xã hội Âu Mỹ hôm nay thì việc viết tay là một cử chỉ "đẹp", một
hành động để nói lên tình cảm đặc biệt của người viết dành cho người
nhận, lá thư cám ơn lịch sự lễ độ nhất vẫn là một lá thư viết tay. Người
viết được xem là một người biết xử thế, có chút "class" trong huyết
quản, gốc gác. Ở những vùng đất khác, chữ viết đẹp được xem là dấu hiệu
của học thức, và ở một vài quốc gia, viết chữ đẹp vẫn còn là cơ hội tiến
thân của một quan chức trong công quyền.

Chữ viết kèm theo nghệ thuật "bói toán" hay phân tích chữ viết,
graphology, để đoán người, nhận diện chủ nhân, các bản viết có phải từ
chủ nhân hay bị giả mạo. Đây là trường hợp của những bức tranh, bản thảo
của một tác phẩm văn chương nổi tiếng, và ngay cả các bản di chúc...
Ngoài ra, trong Y học, chữ viết cũng được dùng để so sánh, nhận diện dấu
vết của bệnh tật dù chữ viết thay đổi với thời gian, tuổi tác. Chữ viết
cũng được dùng để thẩm định mức phát triển của trẻ em: Để viết, đứa trẻ
cần phối hợp nhiều cử động (coordination) của thân thể cùng lúc như mắt
nhìn và sự di chuyển đúng mức (không quá mạnh bạo, không quá nhẹ nhàng)
co duỗi của các ngón tay.

Thời buổi điện tử, máy điện toán điện thoại di động đã thay thế chữ
viết, hầu như mọi phương tiện truyền thông đều dựa trên điện thư hay
"text" (một loại "thoại ký" gửi như tín hiệu, cách truyền thông nhắm đến
"ý" bất kể chính tả, văn phạm hay cú pháp), không có mấy người trẻ tuổi
biết "viết" nữa. Khi cần, họ dùng kiểu chữ "in" và nếu phải dùng một
kiểu chữ khác như kiểu "thường", cô cậu nào cũng ngỡ ngàng, lạ lẫm.
Chúng "viết" không rành nên "đọc" cổ thư một cách khó khăn, các văn bản
viết tay xa xưa trở nên xa lạ. Cứ cái đà này không biết khi nào thì ta
phải "dịch" bản Tuyên Ngôn Độc Lập ra chữ "in" để thế hệ đang lớn có thể
đọc ra?

Dế Mèn mầy mò xem lại những kiểu chữ viết xa xưa như việc người ta kể
lại một chuyện cũ đẹp đẽ trước khi đem vùi chôn để nói lên chút nuối
tiếc... Trên con dốc kỷ niệm, phe ta vấp phải một viên đá với mấy chữ
"đườngđi" và "chínhmình" viết dính chặt trong một bài thơ. Chân vẫn nhói
đau như hôm nào.

Một thời, chao ôi, một thời!


( lltran - thư viện Việt Nam )
05-06-2011 04:32 PM
Find all posts by this user Quote this message in a reply
Post Reply 


Forum Jump:


User(s) browsing this thread: 1 Guest(s)